Share:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Danh Mện – Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Đã khi nào bạn tự hỏi nhịp tim bình thường là như thế nào? Và nhịp tim với tần suất là bao nhiêu thì là tốt? Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Nhịp tim của người bình thường sẽ rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Các chuyên gia cho rằng một trái tim khỏe mạnh sẽ có nhịp đập từ 60- 80 nhịp/phút. Nhưng cũng có những trường hợp một số người có nhịp chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên.
Khi tuổi càng cao thì nhịp tim sẽ thường thay đổi và đó là dấu hiệu của sự thay đổi sức khỏe.
Trong trường hợp nhịp tim khi nghỉ ngơi ở mức độ dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra đề phòng những dấu hiệu bất thường.
[external_link offset=1]Có nhiều lý do khiến nhịp tim của người bình thường đập nhanh như tập thể dục, uống nhiều đồ uống có caffein, hay khi cơ thể bị ốm sốt hoặc bị cường tuyến giáp. Những người sử dụng các chất kích thích như ma túy cũng khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường. Đặc biệt trong trường hợp cảm thấy căng thẳng và lo lắng sẽ khiến nhịp tim của bạn nhanh hơn bình thường.
Trái tim như một khối cơ nên khi tập luyện thể dục nó sẽ càng khỏe. Chính vì vậy, khi bạn càng khỏe thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ càng chậm. Ví dụ như một vận động viên điền kinh có nhịp tim khi nghỉ dưới 40 nhịp/ phút.
Cơ tim khỏe hơn nên nhịp tim chậm hơn và mỗi nhịp đập đều đặn như vậy vẫn đảm bảo đẩy máu đầy đủ đi nuôi khắp cơ thể.
Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim phổ biến xảy ra do tần số hoặc nhịp tim bất thường như tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới (nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%).
Khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường sẽ gây ra rối loạn nhịp tim và nó được chia ra thành các dạng:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim như: Rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lao động gắng sức, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá…. Bên cạnh đó tác động từ các bệnh lý về tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, các bệnh về van tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh…. cũng làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây ra rối loạn.
Ngoài ra, rối loạn nhịp tim còn có thể gặp từ các bệnh lý, nguyên nhân khác: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, cường giáp, bệnh viêm phổi – phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải, do thuốc (có nhiều thuốc gây nên rối loạn nhịp tim, đặc biệt các nhóm thuốc gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ; Đồng thời chính các thuốc chống loạn nhịp tim đôi khi lại là thủ phạm gây nên rối loạn nhịp tim).
Tim hoạt động dựa trên cơ tim, van tim và hệ thần kinh tim. Chính vì vậy rối loạn nhịp tim là do sự bất thường trong chuỗi hoạt động của tim dẫn đến tình trạng tim bơm máu không hiệu quả. Ở mức độ nhẹ thì chúng ta gặp tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi. Còn khi nặng hơn có thể dẫn đến choáng ngất, có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt thì chúng ta nên đi khám và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, hệ thống bệnh viện đa khoa quốc Vinmec có áp dụng Gói khám rối loạn nhịp tim.
[external_link offset=2]Với đội ngũ các bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới đồng thời cùng hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện uy tín nhất Việt Nam và các nước phát triển: Singapore, Mỹ, Nhật Bản… Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ đáng tin cậy và hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe tim mạch, giúp bạn có thể yên tâm sống vui, sống khỏe.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
396.9K
Videos liên quan
Chào bác sĩ! Tim em đập 46-53/ nhịp, người xanh xao thiếu sinh lực, chóng mặt, buồn nôn, tay chân tê bì, nóng và run, tim hay nhói như kim châm. Hiện tại em đang dùng theophylin, nhưng tình trạng …
Chào bác sĩ! Mẹ tôi năm nay 64 tuổi, sức khoẻ bình thường và trước kia hay bị huyết áp thấp. Cách đây 3 ngày mẹ tôi tự dưng bị tăng huyết áp đột ngột, có triệu chứng buồn nôn …
Chào bác sĩ! Em bị bệnh cường giáp 2 năm trước, đã từng điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nhịp tim của em khá nhanh. Hiện tại em đang mang thai ở tuần thứ 35.
Thuốc Bumetanide được lựa chọn sử dụng và có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuốc Bumetanide có công dụng gì và những lưu ý để sử dụng thuốc Bumetanide an toàn …
Polypectomies là thủ thuật cắt polyp được thực hiện trong quá trình nội soi thường an toàn. Biến chứng đáng sợ nhất của phương pháp này là thủng đại tràng, biểu hiện bằng triệu chứng viêm phúc mạc cấp sau …
[external_footer]Thông báo chính thức: Thuốc hay trị bệnh (thuộc GiuseArt) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ target="blank">Facebook và target="blank">zalo chính thức.
Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!